Bác sĩ nông thôn nuôi 5 con thành tiến sĩ nhờ 10 cách giáo dục hàng ngày
Con trai thứ 3 tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học St. John ở Hoa Kỳ.
Con trai thứ 4 tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Bang Arkansas ở Hoa Kỳ.
Con trai thứ 5 tốt nghiệp thạc sỹ tại Đại học Khoa học công nghệ Trung Quốc.
Con gái thứ 6 nhận bằng tiến sĩ từ Học viện Công nghệ Massachusetts, 22 tuổi nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard.
Người cha của 6 đứa con tài năng kể trên tên là Thái Tiếu Văn, ông là một bác sĩ vùng nông thôn với vốn thu nhập ít ỏi. Gia đình 8 người của ông sống trong căn nhà thuê rộng 16 mét vuông đã nhiều năm, tuy nhiên, ông đã nuôi dưỡng tất cả các con của mình trở thành nhân tài. Do vậy, ông được mệnh danh là "cha của Tiến sĩ".
Gia đình ông Thái Tiếu Vãn.
Dù hoàn cảnh điều kiện gia đình khó khăn thiếu thốn, nhưng hai vợ chồng ông vẫn luôn cố gắng tạo điều kiện cho các con có môi trường giáo dục tốt nhất.
Khi các đơn vị truyền thông phỏng vấn ông: "Bí quyết nuôi dạy con thành tài của ông là gì?" Ông trả lời: "Tôi coi việc làm cha là sự nghiệp của mình".
Kinh nghiệm giáo dục của ông được tổng kết trong 10 phương pháp, những phương pháp này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, và nó có thể mang lại lợi ích suốt đời cho những đứa trẻ.
Không ngại chọn ngồi ghế trước
Đừng ngại nổi bật trước mặt người khác. Hãy nhớ rằng, mọi thứ về thành công đều có thể nhìn thấy được. Muốn người khác nhận ra điểm sáng của mình thì trước tiên bạn phải để người khác nhìn thấy mình.
Nếu muốn được người khác công nhận cần phải trở nên nổi bật và không ngại thể hiện trước đám đông, đó là bước khởi đầu để chúng ta thể hiện bản thân mình.
Huấn luyện các con tư thế bước đi, ngẩng cao đầu và mắt luôn nhìn về phía trước
Người cha này luôn nhắc nhở các con không được xem nhẹ tư thế đi đứng, người xưa thường nói: "Đứng như tùng, đi như gió". Tư thế đi đứng có thể thể hiện rõ nét nhất cảm xúc, tu dưỡng và khí chất của một người.
Huấn luyện con tư thế đi ngẩng cao đầu, mắt luôn nhìn về phía trước và có ý thức gia tăng tốc độ đi bộ, điều này sẽ khiến trẻ có khí thế vươn lên.
Các nhà tâm lý học đã từng tiến hành thử nghiệm đối với 15.000 tình nguyện viên, chỉ ra rằng những người bước đi với tư thế ngẩng cao đầu và nhìn thẳng về phía trước sẽ luôn tự tin và có chỉ số hạnh phúc cao hơn.
Ảnh minh họa.
Ngược lại, những người đi khom lưng, tư thế không đúng và lắc lư từ bên này sang bên kia thường có lòng tự trọng thấp hơn, phẩm chất tâm lý kém hơn và dễ bi quan hơn.
Điều thú vị là, khi các nhà tâm lý hướng dẫn những người gù lưng tập đi với tư thế thẳng đứng, ngẩng cao đầu, phát hiện sau một thời gian, suy nghĩ của họ bắt đầu trở nên tích cực hơn và sự tự tin vào bản thân cũng được cải thiện rất nhiều.
Do vậy, điều chỉnh tư thế và tốc độ cũng có thể thay đổi tâm thái của chúng ta.
Tập nhìn thẳng vào người khác và mỉm cười
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt chân thành và kiên định tượng trưng cho sự tự tin. Khi dám nhìn thẳng vào mắt đối phương, điều đó thể hiện sự chân thành và tự tin xuất phát từ nội tâm sẽ dễ dàng có được sự tin cậy từ mọi người. Chớp mắt thường xuyên và không dám nhìn thẳng vào người khác thường là biểu hiện của sự rụt rè và thiếu tự tin.
Luyện tập nhìn thẳng vào người khác không chỉ phản ánh sự tự tin của bạn mà còn thể hiện sức hút của bạn. Bên cạnh đó, một nụ cười tươi sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt của đối phương, từ đó dễ có được thành công trong cuộc sống.
Dạy con biết cách chỉ đường từ 1 tuổi
Đừng luôn là người hướng dẫn cho con bạn. Mỗi khi ra ngoài, bạn có thể ý thức để con dẫn đường cho bố mẹ. Đây là bước khởi đầu cho việc nuôi dưỡng tính tự lập của trẻ. Hãy buông bỏ một cách thích hợp và để con bạn trở thành người dẫn đầu. Khi trẻ đạt được những tiến bộ nhỏ trong lần đầu tiên, đừng ngần ngại khen con.
Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là “vũ khí tâm lý” tốt nhất để nuôi dưỡng tính độc lập, tự tin của trẻ.
Từ 3 tuổi hướng dẫn con tiết kiệm hợp lý
Ông Thái thiết kế rất nhiều trò chơi và thử thách nhỏ cho các con, ai dành chiến thắng sẽ được nhận một khoản tiền nhỏ cho vào “Sổ tiết kiệm cá nhân". Khi số tiền tiết kiệm tăng lên, cảm giác thành tựu của chúng sẽ ngày một lớn. Chính nhờ khả năng quản lý kinh tế này đã truyền cảm hứng và tư duy kinh tế cho cậu con trai thứ 2 của ông.
Cậu con trai thứ 2 của ông đã bắt chước cha mình, tự tạo ra "Sổ tiết kiệm ngân hàng" cho các anh chị em khác của mình. Sau khi trưởng thành, cậu có một bộ phương pháp ứng dụng trong lý luận kinh tế vật lý học và hệ thống tài chính, cậu còn được công ty tài chính của Mỹ chiêu mộ làm phó chủ tịch.
Dạy trẻ tiết kiệm và quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ chính là dạy trẻ tính tự lập, tư duy và tính tự giác. Một cử chỉ nhỏ có thể giúp trẻ ươm mầm những hạt giống ước mơ, sau khi trưởng thành, chúng sẽ khiến vun trồng thành những câu cổ thụ cao lớn.
Ảnh minh họa. Dạy con phép tắc và lễ nghi
Nghiên cứu của nhà tâm lý học John Gottman cho thấy những đứa trẻ hiểu được phép xã giao và phép lịch sự sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, quan tâm và nhân ái hơn, có nhiều bạn bè hơn và học tập tốt hơn.
Phép xã giao không chỉ là cách giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái mà còn là cách để cải thiện kết quả học tập.
Tranh luận có ý thức với con, đôi khi hãy để chúng thắng
Jane Nelson đã viết trong cuốn "Quản giáo chính diện" rằng: "Chúng ta cần thu phục trẻ, chứ nhất thiết phải luôn phải chiến thắng trẻ", việc cha mẹ thể hiện ‘điểm yếu’ của mình một cách thích hợp có thể truyền sự tự tin và lòng dũng cảm ở trẻ.
Trau dồi khả năng nói trước đám đông cho trẻ
Tài năng không nhất thiết có nghĩa là tài hùng biện, nhưng tài hùng biện thường là tài năng. Những người có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách rõ ràng trước công chúng sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Có câu nói: ‘Nhân tài không nhất định có tài ăn nói trước đám đông, nhưng những người có kỹ năng tự tin nói trước đám đông thường là nhân tài’. Những người có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách rõ ràng trước công chúng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Tạo dựng cho con niềm tin rằng chúng sẽ trở thành người đặc biệt và thành công trong tương lai
Ngay từ khi các con còn nhỏ, ông Thái thường treo chân dung của những vĩ nhân như Newton, Einstein, Madame Curie trong phòng và ông cũng kể những câu chuyện về các nhà khoa học nổi tiếng cho các con.
Khi con gái ông 4 tuổi, cô có quyết tâm trở thành "Marie Curie của Trung Quốc", khi lớn lên sẽ học tại trường Đại học tốt nhất thế giới. Ông chưa bao giờ chê cười hay dập tắt tham vọng của con gái mình, ông thường đưa ra những lời khuyên nghiêm túc. Sau này, cô con gái của ông quả nhiên đã làm được điều cô hằng mong ước.
Có lúc, không phải vì chúng ta làm được mới tin, mà là vì chúng ta tin nên mới làm được. Niềm tin của cha mẹ chính là động lực to lớn nhất giúp trẻ tạo dựng sự tự tin trong chính bản thân chúng, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Hãy để con bạn tin rằng nó sẽ thành công và trở nên xuất sắc trong tương lai, dần dần, chúng sẽ có niềm tin và trưởng thành theo cách mà chúng muốn.
Đừng thô lỗ phủ nhận ý kiến của con
Ngay cả khi cha mẹ cho rằng điều đó không đúng thì cũng không nên phủ nhận ý kiến của con một cách thô lỗ mà nên tôn trọng ý kiến của con và đưa ra những góp ý chân thành.
Có một đoạn thời gian, người con trai thứ 4 vốn học rất giỏi của ông không muốn học nữa, mà muốn đến Thiếu Lâm Tự học võ. Ông Thái nghe xong liền không trực tiếp phủ nhận ý kiến của con, ông xác nhận với con trai xem cậu liệu có thực sự muốn luyện võ công ở Thiếu Lâm Tự Không, sau đó ông nhắc nhở cậu: "Nếu con muốn học võ thì phải viết giấy cam đoan, đảm bảo rằng đời này con chỉ học võ, sau này không được đi học nữa. Hơn nữa, con nhất định phải trở thành đại sư võ công".
Sau đó, ông thực sự đã mang cậu đến Thiếu Lâm Tự. Thời gian đầu, con trai của ông cảm thấy vô cùng vui vẻ khi ở đây. Dần dần, cậu trải nghiệm và thấu hiểu nỗi đau đớn khi luyện võ, 2 tháng sau, cậu cầu xin cha giúp đỡ, cậu muốn quay trở lại học tập.
Ban đầu, ông Thái từ chối yêu cầu của con trai, ông nói: "Mỗi người đều cần phải chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình. Con không thể tùy tiện đi và về bất cứ khi nào con muốn, hãy kiên trì học hết kỳ học này đi". Sau khi kỳ học ở Thiếu Lâm Tự kết thúc, con trai ông mới có thể quay về trường học.
Giáo dục gia đình là một sự nghiệp vĩ đại. Tính cách của mỗi đứa trẻ đều rất khác nhau và phương pháp giáo dục đối với chúng cũng vậy. Tuy nhiên, 10 phương pháp trên đây đều có thể trở thành đạo lý phổ quát để nuôi dạy trẻ thành tài.
-> Cách dạy con khác biệt của tỷ phú Facebook, 3 tuổi đã biết lập trình
T. Linh (Theo Aboluowang)
Tags:Nguyên tắc dạy con
cha nghèo dạy con
bài học dạy con
dạy con thành công
nguyen tac day con
cha ngheo day con
bai hoc day con
day con thanh cong
Tin cùng chuyên mục